FTP là gì? Cách sử dụng FTP Upload file trong WordPress

FTP là gì

Bạn đang muốn tìm hiểu FTP là gì? Làm thế nào để sử dụng FTP Upload file trong WordPress thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cách chi tiết nhất.

FTP là gì?

FTP hay còn gọi là giao thức truyền tệp tin (File Transfer Protocol). FTP giúp bạn có thể truyền tải các tệp tin qua mạng lưới truyền thông có sử dụng giao thức. Trong WordPress bạn có thể trao đổi dữ liệu giữa máy tính với hosting và ngược lại.

FTP là gì

Tại sao bạn cần FTP cho WordPress?

Thông thường, bạn có thể Upload các tập tin một cách đơn giản, dễ dàng trong khu vực quản trị của WordPress như giao diện Theme, Plugin hay các hình ảnh.

Ngược lại, bạn muốn Upload dữ liệu bằng thủ công để khắc phục sự cố WordPress như: tải lại giao diện Theme hay Plugin. Hoặc trong quá trình chuyển qua Hosting mới bạn cần phải tải file từ host cũ và Upload file lên host mới. Mọi thứ có thể không hoạt động và có thể gây ra lỗi trên trang Web của bạn.

Cách sử dụng FTP như thế nào?

Mình sẽ nêu ra 2 trường hợp bạn sử dụng giao thức FTP cho hợp lý:

Trường hợp thứ nhất: Khi bạn đăng ký một gói hosting dùng để lưu trữ dữ liệu WordPress thì các thông tin đăng nhập cho các ứng dụng có dùng giao thức FTP sẽ được bên cung cấp hosting gửi vào mail đăng ký của bạn. Thông tin này sẽ bao gồm: Host (tenmiencuaban.com), Username (được cung cấp khi đăng ký gói hosting), Password đăng nhập vào host. Ngược lại, bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ hosting để được cung cấp thông tin này.

Hoặc khi đăng nhập vào cPanel của hosting. Bạn tìm đến thư mục FILES=>FTP Accounts. Nhấn vào FTP Accounts sau đó kéo xuống dưới sẽ thấy mục Special FTP Accounts. Sau đó kích vào Configure FTP client sẽ thấy các thông tin: FTP Username, FTP server, FTP & explicit FTPS port. Đây cũng chính là thông tin dùng ứng dụng FTP client giúp bạn kết nối với trang web của mình và truyền tải tệp bằng cách sử dụng giao thức FTP.

Trường hợp này bạn có thể thông qua các ứng dụng sử dụng giao thức FTP để Upload dữ liệu vào bất kỳ thư mục nào trong Website của bạn.

Trường hợp thứ hai: Đôi khi bạn muốn giới hạn thư mục cho lập trình viên, cộng tác viên của mình khi dùng ứng dụng thông qua giao thức FTP client phục vụ cho việc Upload dữ liệu lên thư mục được chỉ định mà không gây ảnh hưởng đến các thư mục khác thì bạn làm theo các hướng dẫn bên dưới.

Đầu tiên, bạn cũng cần đăng nhập vào quyền quản trị hosting. Trong cPanel bạn kéo xuống dưới và tìm trong thư mục FILES sẽ thấy biểu tượng FTP Accounts như hình dưới.

FTP là gì 01

Sau khi kích vào FTP Accounts sẽ hiện ra bảng Add FTP Account để bạn có thể tạo thêm nhiều Account phụ.

FTP là gì 02
  • Log In: Đặt tên Username được phép truy cập FTP (Ví dụ:ABC)
  • Domain: Chọn tên miền cần truy cập trong FTP (Nếu hosting bạn quản lý nhiều tên miền thì cần chọn tên miền cho phép truy cập)
  • Password: Nhập password cho Username được phép truy cập FTP
  • Password Generator: Bạn có thể tạo Password
  • Directory: Chọn đến đường dẫn được phép truy cập FTP
  • Quota: Lựa chọn giới hạn dung lượng cho phép Upload dữ liệu
  • Create FTP Account: Tạo Account được phép truy cập FTP

Sau khi điền đầy đủ thông tin bạn nhấn Create FTP Account để tạo tài khoản FTP.

Lưu ý: Khác với tài khoản Admin khi truy cập thông qua các ứng dụng FTP client thì tài khoản FTP Account phụ do bạn tạo ra sẽ có dạng ABC@tenmiencuaban.com. Đây chính là Usename để đăng nhập vào ứng dụng FTP client nên bạn cần điền đầy đủ là ABC@tenmiencuaban.com để có thể truy cập được.

Upload file trong WordPress như thế nào?

Sau khi hiểu được FTP là gì? Việc Upload file trong WordPress có đơn giản không?

Đầu tiên, bạn cần cài đặt ứng dụng FTP client trên máy tính của mình. FTP client sẽ giúp bạn kết nối với trang web của mình thông qua việc truyền dữ liệu bằng giao thức FTP.

Một số ứng dụng FTP client phổ biến mà bạn có thể cài đặt như:

  • FileZilla (sử dụng trên các nền tảng: Windows, Mac, Linux)
  • WinSCP (sử dụng cho nền tảng Windows)
  • Cyberduck (sử dụng cho nền tảng Mac)

Bạn có thể tùy chọn một trong các ứng dụng trên để sử dụng. Nhưng trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng giao thức FTP thông qua phần mềm FileZilla Client.

Vậy làm cách nào để cài đặt phần mềm FileZilla Client?

Bạn vào trực tiếp trang chủ của FileZilla Client để download về cài đặt vào máy tính. Các bước cài đặt cũng rất đơn giản nên mình sẽ bỏ qua bước cài đặt FileZilla Client.

Khi bạn có thông tin đăng nhập, bạn cần mở FileZilla Client sau đó tìm đến File=>Site Manager

FTP là gì 03

Tại cửa sổ hiện lên bạn chọn New Site và đặt tên cho tiêu đề trang web của bạn. Sau đó nhập như hướng dẫn bên dưới.

FTP là gì 04
  • Mục Host (thông thường bạn phải nhập tên miền của bạn khi mua hosting). Bất kể bạn là Admin quản trị hosting hay cộng tác viên phải nhập đúng tên miền của gói hosting đó.
  • Mục Port: Mặc định sẽ là cổng 21. Nếu bạn sử dụng SFTP sẽ là cổng 22 nhé.
  • Trong phần giao thức (Protocol) bạn lựa chọn SFTP nếu nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ hosting của bạn hỗ trợ.
  • Trong Logon Type bạn có thể chọn Nomal.
  • Mục User: Trường hợp bạn là Admin có quyền quản trị hosting thì bạn nhập tên Username được cung cấp. Ngược lại, bạn là cộng tác viên thì bạn phải nhập Username do Admin hosting cung cấp (Ví dụ: bạn phải nhập đầy đủ là ABC@tenmiencuaban.com) nếu không sẽ dẫn đến lỗi kết nối FTP.

Điền đầy đủ thông tin, bạn nhấn Connect.

Sau khi kết nối thành công bạn sẽ thấy hiện ra danh sách thư mục cũng như đường dẫn trên trang Web để bạn có thể Upload file trong WordPress.

Bạn cũng có thể thực hiện việc kết nối nhanh bằng cách nhập các thông tin như trên vào ngay đầu giao diện của FileZilla như hình dưới sau đó kích vào Quickconnect.

FTP là gì 05

Việc Upload file trong WordPress như giao diện Theme, Plugin. Bạn có thể tham khảo bài viết về Hướng dẫn cài đặt Theme WordPress hay Hướng dẫn cài đặt Plugin cho WordPress.

Vậy là mình cũng đã giải thích cho các bạn FTP là gì, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng FTP Upload file trong WordPress. Nếu các bạn chưa hiểu rõ có thể comment cho mình biết nhé.

Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các ý kiến
0
Quan điểm của bạn thế nào?. Cùng thảo luận nhé!x