Lỗi không gửi được email trong WordPress? Mình tin chắc là sẽ có rất nhiều bạn thắc mắc về vấn đề này. Bạn đang muốn tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết?
Thực ra đây là một trong những vấn đề mà những bạn mới bắt đầu sử dụng WordPress đều hay gặp phải như:
- Bạn không thấy có bất kỳ một thông báo nào được gửi đến khi có ai đó comment cho mình.
- Thông tin liên hệ khi dùng Contact Form 7 bị lỗi do WordPress.
- Bạn không nhận được mail khi khách đặt hàng tại ứng dụng WooCommerce.
- Những thông báo với nội dung thay đổi quan trọng trong WordPress (update phiên bản, cập nhật bài viết,…) mặc dù bạn đã điền đầy đủ thông tin email trong khi cài đặt WordPress.
- Hoặc email của bạn lại bị nằm trong thư mục Spam,…
Mục lục bài viết
Nguyên nhân gây ra lỗi không gửi được email trong WordPress?
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến lỗi này, ví dụ như:
- Khi bạn sử dụng dịch vụ lưu trữ Hosting của một nhà cung cấp nào đó vì một lý do bảo mật hoặc chống spam nên họ có thể chưa hoặc không cấu hình để bạn sử dụng hàm mail PHP ().
- Trường hợp thứ hai là bên cung cấp dịch vụ lưu trữ họ cấu hình cho bạn hàm mail rồi nhưng một số nhà cung cấp dịch vụ email maketing lại sử dụng chức năng chặn email hoặc đánh dấu là spam hoặc mail của bạn còn không thể thấy trong mục spam nữa.
Hướng dẫn gửi email trong WordPress sử dụng SMTP của Gmail
Đơn giản, mình sẽ hướng dẫn bạn sửa lỗi không gửi được email trong WordPress bằng cách sử dụng chức năng SMTP thay thế cho hình thức gửi email thông thường.
Chuẩn MSTP là gì? SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) là một dạng giao thức chuyển thư đơn giản, xác thực việc gửi email một cách nhanh hơn, tăng tỷ lệ thành công, đồng thời không bị coi là một mail spam.
Có nhiều cách để bạn có thể sử dụng chức năng SMTP để gửi email trong WordPress. Việc gửi thư từ Gmail theo mặc định vẫn bị coi là một mail spam. Nhưng với việc bạn cấu hình gửi một email thông qua giao thức chuyển thư đơn giản SMTP trong Gmail thì đây là một cách sửa lỗi tương đối đơn giản. Đây sẽ là cách mà mình hướng dẫn cho các bạn.
Gửi email thông qua máy chủ Gmail SMTP
Để có thể làm được điều này thì trước hết bạn cần cài đặt một Plugin có tên là WP Mail SMTP by WPForms. Đây là một plugin sẽ hỗ trợ cho các bạn gửi email thông qua SMTP với hơn một triệu lượt tải và cài đặt.
Để có thể làm được điều này thì trước hết bạn cần cài đặt một Plugin có tên là WP Mail SMTP by WPForms. Đây là một plugin sẽ hỗ trợ cho các bạn gửi email thông qua SMTP với hơn một triệu lượt tải và cài đặt.
Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt Plugin cho WordPress
Sau khi bạn cài đặt và tiến hành kích hoạt plugin để sử dụng một trong 2 cách bên dưới.
Cách 1: Sử dụng khóa API để gửi email từ Gmail
Mình khuyên bạn nên sử dụng cách gửi email này bởi chế độ bảo mật cao hơn và đáng tin cậy hơn. Cụ thể mình sẽ hướng dẫn bạn tạo khóa API cho tài khoản Gmail của mình.
Đầu tiên, bạn đăng nhập vào tài khoản Gmail cần để cấu hình gửi email trong WordPress. Sau đó truy cập vào Google Developers Console. Tại bảng Dashboard (Bảng điều khiển) rồi nhấn Create Project để tạo một Project mới.
Trường hợp khác là bạn có thể vào mục Select a project để nhấn tạo một Project.
Sau đó xuất hiện mục để bạn điền tên cho Project mới này, bạn có thể đặt một cái tên bất kỳ nào đó cũng được. Điền xong tên bạn nhấn vào Create để đến bước tiếp.
Tiếp tục nhấn ENABLE APIS AND SERVICES để đến trang thư viện API của bạn. Kéo xuống bên dưới bạn sẽ thấy mục Gmail API hoặc có thể nhập từ khóa đó vào công cụ Search.
Bảng Gmail API xuất hiện sau đó chỉ cần nhấn vào Enable để biết được các thông tin chi tiết cũng như các hướng dẫn sử dụng.
Vậy là bước khởi tạo API cho Gmail đã gần xong. Tiếp theo, bạn cần phải nhấn vào Create credentials để có thể dùng khi kết hợp với plugin WP Mail SMTP by WPForms đã cài đặt trước đó.
Màn hình Credentials hiện lên, bạn tiến hành chọn vào Gmail API, Web browser (Javascript), User data như hình dưới rồi nhấn What credentials do I need?.
Giao diện tiếp theo là OAuth 2.0 consent ID, bạn nhập các thông số:
- Name: WP Mail SMTP (cung cấp tên ứng dụng sử dụng API cho Gmail)
- Authorized JavaScript origins (nhập tên Website hay Blog của bạn cần cấu hình gửi email)
- Authorized redirect URIs (bạn vào mục cấu hình plugin WP Mail SMTP đã cài và coppy URL cần chuyển hướng vào mục Authorized redirect URIs)
Khi nhập xong thông tin bạn nhấn Create OAuth client ID để tiếp tục
Mục Product name shown to users bạn nhập lại tên Plugin WP Mail SMTP vào rồi nhấn Continue.
Cuối cùng bạn đã tạo được cho mình Client ID, bạn có thể download xuống để lưu lại khi cần thiết. Client ID này dùng để coppy vào cấu hình Plugin WP Mail SMTP. Kích vào Done để tiếp tục
Giao diện thông tin của Credentials xuất hiện, bạn sẽ thấy phần Client ID lúc nãy của mình. Tuy nhiên, bạn cần kích vào mục edit để hiển thị các thông tin xác thực tài khoản của mình.
Bạn cần chú ý đến 2 thông tin Client ID và Client secret. Bạn tiến hành coppy từng thông tin này và dán vào 2 trường thông tin tương ứng trong plugin WP Mail SMTP.
Tại giao diện plugin WP Mail SMTP mục Mailer chọn Gmail như hình
Kéo xuống bên dưới bạn sẽ thấy 2 mục Client ID và Client Secret. Đây là 2 thông số cần nhập vào khi lấy thông tin từ việc tạo API bước trên. Sau khi đã nhập 2 thông tin xong, bạn nhấp vào lưu cài đặt. Sau khi lưu cài đặt xong, xuất hiện mục Authorization và bạn cần nhấn vào Allow plugin to send emails using your Google account để hoàn tất việc cấp quyền cho phép gửi email thông qua Gmail trong WordPress.
Việc cuối cùng là bạn cần test thử việc gửi email trong mục Email Test xem việc gửi email từ WordPress có bị lỗi không.
Vậy là bạn đã hoàn thành được việc sửa lỗi không gửi được email trong WordPress thông qua khóa API của Gmail kết hợp với plugin WP Mail SMTP.
Lưu ý: Trường hợp khi bạn kích vào Allow plugin to send emails using your Google account báo lỗi như hình dưới thì bạn phải thực hiện thêm hướng dẫn bên dưới
Bạn quay trở lại mục cài đặt API bước trên tìm và kích vào mục Domain verification sau đó nhấn vào Add domain. Hộp thoại hiện ra bạn nhập đường dẫn trang web của bạn vào. Nếu hiện lỗi Verify ownership (nó báo bạn cần phải xác minh quyền sở hữu tên miền của mình trong Google Search Console.
Tham khảo: Hướng dẫn xác minh quyền sở hữu tên miền trong Google Search Console
Bạn quay trở lại OAuth consent screen, nhập lại tên miền vào lại mục Authorized domains.
Quay tiếp về Credentials nhấn vào sửa rồi tìm đến Authorized redirect URIs (bạn vào mục cấu hình plugin WP Mail SMTP đã cài và coppy lại URL cần chuyển hướng vào mục Authorized redirect URIs). Xong mục xác thực này bạn quay trở lại bước lấy 2 thông tin Client ID và Client secret để nhập vào Plugin WP Mail SMTP rồi Test lại việc gửi email khi có thông báo đã gửi được email là OK.
Cách 2: Cấu hình Gmail để gửi email trong WordPress dùng SMTP
Cách này tương đối đơn giản hơn cách thứ nhất, cụ thể:
Bạn đăng nhập vào tài khoản Gmail sau đó vào phần cài đặt. Tìm đến mục Tài khoản và nhập. Kích vào Thay đổi tùy chọn khôi phục mật khẩu. Kéo xuống dưới kích vào mục Xác minh hai bước. Màn hình tiếp theo hiện ra nhấn Bắt đầu.
Bạn nhập số điện thoại cần xác minh 2 bước rồi nhấn Tiếp theo.
Google sẽ gửi cho bạn mã xác nhận vào điện thoại vừa đăng ký. Bạn nhấn mã số vào rồi nhấn Tiếp theo. Kế tiếp là nhấn Bật để hoàn thành xác minh 2 bước.
Khi bật chức năng xác minh 2 bước xong sẽ xuất hiện Mật khẩu ứng dụng. Bạn kích vào đó để tạo. Phần ứng dụng bạn chọn Thư và mục chọn thiết bị là Máy tính dùng Window.
Sau khi nhấn Tạo sẽ hiện ra bảng có thông tin mã của mật khẩu ứng dụng như hình dưới. Lưu ý là bạn cần nhớ đoạn mã này để thực hiện bước tiếp.
Bạn truy cập vào Plugin WP Mail SMTP đã cài đặt ở bước trên. Tìm đến mục Mailer chọn Other SMTP.
Nhập các thông số:
- SMTP Host: smtp.gmail.com.
- SMTP Port: 465 khi sử dụng mã hóa SSL, ngược lại hosting không hỗ trợ SSL thì nhập cổng 587 cho mã hóa TLS.
- Encrytion: Dùng mã hoá SSL.
- Authentication: Bật xác thực.
- Username: Địa chỉ Gmail đầy đủ của bạn.
- Password: Mật khẩu của ứng dụng tài khoản Gmai mà bạn đã thực hiện bước trên.
Nếu muốn sử dụng một email với tên miền riêng thì các bạn có thể tham khảo bài viết:
- Tạo email tên miền riêng với yandex miễn phí update năm 2019
- Hướng dẫn tạo email tên miền riêng với zoho miễn phí 100%
Cuối cùng mình cũng đã hướng dẫn các bạn sửa lỗi không gửi được email trong WordPress một cách chi tiết. Nếu bạn thích bài viết thì hãy thường xuyên ghé thăm Blog của mình để có thể cập nhật những bài viết mới nhất qua email của bạn nhé!