Chắc hẳn việc tạo subdomain trong cpanel thì đa số ai cũng biết nhưng bài viết này mình muốn hướng dẫn cho những bạn mới bắt đầu tạo Blog bằng WordPress.
Vậy subdomain là gì? Là phần mở rộng với một tiền tố đằng trước của một tên miền chính đồng thời bổ xung những lĩnh vực khác xung quanh nội dung của tên miền chính . Ngoài ra, việc tạo subdomain sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí khi mua thêm tên miền mới.
Lưu ý: Bài viết này nhằm mục đích hướng dẫn cho những bạn sử dụng dịch vụ hosting có sử dụng Cpanel.
Tạo subdomain trong Cpanel
Trong bài viết mình sử dụng gói Shared host của Hawkhost để hướng dẫn với hình minh họa cho các bạn dễ hiểu.
Bước đầu tiên, bạn cần tiến hành đăng nhập vào Cpanel của hosting. Tìm đến mục “Subdomain” như hình dưới đồng thời kích vào nó.
Một giao diện mới sẽ hiện ra ngay sau đó, các thông tin cụ thể bên dưới:
- Subdomain: nhập tên miền phụ cần tạo bất kỳ.
- Domain: lựa chọn domain trong danh sách cần tạo subdomain cho tên miền chính đó.
- Document Root: đường dẫn quản lý các file thư mục của subdomain.
Tại mục Subdomain bạn chỉ cần thêm tên miền phụ (mình khuyên bạn nên chọn độ dài tên miền phụ không nên quá dài) sau đó lựa chọn tên miền chính cần thêm trong mục Domain rồi nhấn “Create” thì theo mặc định giao diện sẽ như hình dưới.
Tuy nhiên, việc tiến hành theo mặc định khi tạo subdomain trong cpanel thì tại mục Document Root sẽ được thêm vào tự động và đồng thời các file trong thư mục của Subdomain khi tạo ra sẽ nằm ngang hàng với thư mục “public_html”.
Do đó, để đảm bảo an toàn và tăng cường bảo mật cho Website/Blog thì bạn cần thêm “public_html” vào đường dẫn phía trước thay vì để mặc định.
Mình sẽ chia ra làm 2 trường hợp cụ thể khi thêm “public_html” trong thư mục Document Root:
- Trường hợp 1: Nếu bạn lựa chọn một tên miền phụ cho chính tên miền chính khi đăng ký cho gói hosting thì bạn thêm đường dẫn chứa “public_html” vào trong Document Root như hình dưới.
- Trường hợp 2: Tên miền phụ bạn cần thêm cho tên miền chính (tên miền chính được tạo bằng cách thêm tại Addon Domain) thì đường dẫn trong Document Root như hình bên dưới.
Cuối cùng, bạn chỉ cần nhấn “Create” rồi chờ đợi trong giây lát sẽ có thông báo quá trình tạo subdomain đã thành công.
Bạn có thể nhấn vào nút Go Back để quay trở lại trang trước đó hoặc có thể nhấn vào File Manager để xem danh mục quản lý các tên miền phụ (subdomain) mới tạo (tên miền phụ mới tạo sẽ nằm bên trong thư mục public_html).
Sau khi tạo subdomain trong Cpanel của hosting xong, bạn vào trang quản lý tên miền chính đó rồi tiến hành khai báo DNS cho subdomain vừa tạo.
Vậy là công việc tạo subdomain trong Cpanel thật đơn giản phải không nào?. Hy vọng bài viết hướng dẫn sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn mới.
Xem thêm: Cách thêm tên miền vào host Cpanel (Addon Domain) cho newbie
Nếu các bạn thấy Blog có ích hãy cùng đồng hành với mình bằng việc đăng ký để nhận được các bài viết mới nhất qua email hoặc có thể để lại bình luận của bạn bên dưới mỗi bài viết nhé. Cảm ơn các bạn rất nhiều!